Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày để chúng ta tỏ lòng biết ơn, tôn vinh công lao, đóng góp to lớn của những người giáo viên đối với sự phát triển của xã hội.
Mỗi năm, vào ngày 20 tháng 11, ta lại thấy khắp phố phường Việt Nam được tô điểm bằng những đóa hoa, những nụ cười trẻ thơ và những lời tri ân dành cho những người thầy, người cô giáo. “Ngày Nhà Giáo Việt Nam” 20/11 vẫn luôn là một dịp lễ lớn trong lòng các thế hệ học sinh nhằm tôn vinh và tri ân những người đã đóng góp không ngừng cho sự phát triển của đất nước qua hành trình dạy và giáo dục.
Nhân dịp ngày 20/11 đang đến gần, các bạn hãy cùng YSchool tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của Nhà giáo Việt Nam và tìm hiểu thêm nghề nhà giáo trong quá khứ và hiện tại đã thay đổi ra sao.
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam
Vào tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ đã được thành lập tại Paris, Pháp. Tổ chức này có tên là FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Vào tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã gia nhập tổ chức quốc tế này.
Một sự kiện quan trọng diễn ra tại thủ đô Warszawa, Ba Lan từ ngày 26 – 30/08/1975. Trong sự kiện này, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/11/1958 làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này sau đó được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam trong những năm tiếp theo.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167 – HĐBT để thiết lập ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Ngày này được tổ chức nhằm tri ân và tôn vinh những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục đã có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân sự cống hiến thầm lặng của các thầy cô của mình.
Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20/11 là ngày mà mỗi người đều có thể bày tỏ lòng biết ơn, tôn vinh công lao, đóng góp to lớn của những người giáo viên đối với sự phát triển của xã hội. Ý nghĩa của ngày 20/11 không chỉ dừng lại ở việc tri ân các thầy cô, mà thông qua đó ta càng thấy được giáo dục là quan trọng và cần thiết như thế nào đối với một đất nước đang nỗ lực phát triển, vươn mình ra thế giới.
Ngày 20/11 thường bắt đầu bằng những buổi lễ trang trọng tại các trường học, nơi học trò không chỉ gửi đến những món quà ý nghĩa, những tấm thiệp mà còn chia sẻ những khoảnh khắc ấm áp, những tiết mục biểu diễn đầy công phu, những đóa hoa tươi thắm, lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ với những người thầy cô yêu quý.
Các bạn học sinh sẽ sáng tạo những ý tưởng như trang trí thiệp, viết thư tay, làm báo tường, tập san, hay chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để thể hiện tình cảm đối với những thầy cô giáo. Những lời chúc này không chỉ làm ấm lòng người thầy, người cô mà còn giúp họ có động lực mạnh mẽ hơn tiếp tục con đường truyền đạt tri thức và tạo nên một thế hệ trẻ có đạo đức tốt đẹp. Việc tôn vinh giáo viên còn là động lực để nâng cao, cải thiện chất lượng giáo dục. Sự tôn trọng và đánh giá cao từ cộng đồng có thể thúc đẩy giáo viên hướng tới sự xuất sắc và sáng tạo trong công việc.
Ngày “Nhà giáo Việt Nam” cũng mang ý nghĩa khuyến khích và động viên những người đang theo đuổi nghề giáo viên. Bằng cách này, nó góp phần tạo ra một tinh thần tích cực và động lực cho các thế hệ giáo viên mới. Ngày 20/11 cũng là dịp để nhấn mạnh vị trí của giáo dục trong việc phát triển đất nước về nhiều khía cạnh bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị,… Sự hình thành và phát triển của một đất nước thường phản ánh rõ nét trong chất lượng giáo dục.
Vai trò của giáo viên xưa và nay
Dường như theo thời gian, khi nhu cầu của xã hội dần thay đổi, thì vai trò và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng dần được tinh chỉnh để đáp ứng thời đại. Dưới đây là sự so sánh giữa vai trò của các thầy cô giáo trong quá khứ và hiện tại:
Những bức tranh thường thấy trong ngày Nhà giáo Việt Nam trước đây
Vai trò của giáo viên trước đây:
- Truyền đạt kiến thức cơ bản:
Trước đây, giáo viên rất được chú trọng vào kiến thức chuyên môn khi dạy học. Họ chủ yếu dạy các kiến thức có mặt trong sách vở và chương trình học để có thể tạo ra một thế hệ thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản trong xã hội nông nghiệp và công nghiệp đầu thế kỷ 20.
- Tác động tới phát triển cộng đồng:
Trước đây, họ thường được xem là những người giữ vai trò cha mẹ thứ hai, không chỉ giảng dạy những kiến thức trong sách vở, giáo viên còn lắng nghe, chia sẻ những trải nghiệm và hướng dẫn học sinh ngay cả những cách ứng xử, các mối quan hệ trong cuộc sống. Xã hội thường coi giáo viên là những nhà trí thức, đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền đạt văn hóa và giáo dục.
- Tư duy chủ động của giáo viên:
Giáo viên xưa thường thực hiện vai trò dạy học một cách chủ động và có quy định cao đối với học sinh. Phương pháp giảng dạy thường theo mô hình truyền thống và chủ nghĩa quy định. Tư duy của giáo viên thường được coi là quan trọng và họ thường được đào tạo để giảng dạy các kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Vai Trò của Giáo Viên Ngày Nay:
Bức tranh ngày nay thể hiện sự năng động và cá tính hơn trong ngày Nhà giáo Việt Nam
- Hỗ trợ phát triển tư duy sáng tạo:
Giáo viên ngày nay thường tập trung vào việc phát triển tư duy sáng tạo và khám phá của học sinh. Họ khuyến khích sự tích cực, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Môi trường học tập ngày nay thường chú trọng đến việc phát triển kỹ năng tư duy phê phán và sự độc lập trong tư duy của học sinh.
- Đối mặt với đa dạng văn hoá và công nghệ:
Giáo viên ngày nay phải đối mặt với sự đa dạng văn hóa và xã hội trong lớp học. Họ cần có khả năng làm việc hiệu quả với học sinh mang nhiều tính cách, văn hóa khác biệt. Công nghệ đã thay đổi cách giáo viên truyền đạt kiến thức và tương tác với học sinh. Việc tích hợp công nghệ vào giáo dục trở thành một yếu tố đang được xã hội đề ra.
- Hợp tác và tư duy nhóm:
Phương pháp giảng dạy ngày nay thường nhấn mạnh vào việc giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tư duy nhóm. Giáo viên ngày nay thường đề xuất các hoạt động hợp tác, dựa trên tư duy xã hội, để học sinh học hỏi và phát triển thông qua giao tiếp và hợp tác.
Dựa trên những thay đổi của xu hướng giáo dục hiện đại, tại trung tâm tiếng Anh YSchool, các học viên được giảng dạy hoàn toàn bằng những phương pháp học mới lạ vừa đảm bảo kiến thức vừa đem lại hiệu quả mà không gây nhàm chán.
Lớp học IELTS ONLINE của YSCHOOL
- Sĩ số CỰC NHỎ – Kiến thức CHUYÊN SÂU (4-8 học viên/lớp).
- Chính sách hỗ trợ học phí linh hoạt.
- ️ Lộ trình “siêu tinh gọn”, CAM KẾT tăng 1 band điểm sau 42 giờ (bằng văn bản).
- ️ Giáo viên quan tâm, theo sát từng “mi-li-mét” trước, trong và sau buổi học.
- ️ Phương pháp tiếp cận “Chính xác – Đơn giản – Trọng tâm” mang tính ứng dụng cao cả trong và ngoài IELTS.
- ️ Phát triển tư duy phản biện, tư duy phân tích và ứng dụng trong việc brainstorm idea.
- ️ 100% giáo trình được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, IELTS 8.0+, kết hợp một số bài tập nhà xuất bản Cambridge.
- ️ Cam kết 100% giáo viên đạt chứng chỉ IELTS từ 7.5-8.5 đầy nhiệt huyết có ít nhất 4 năm kinh nghiệm giảng dạy trở lên cùng chứng chỉ sư phạm quốc tế CELTA, TESOL.
- Hỗ trợ 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐩𝐡𝐚̀𝐦 trong và sau khóa học theo tiêu chuẩn chăm sóc học viên 5S: Chúng tôi cam kết đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình học tập, tiếp tục hỗ trợ bạn sau khi khóa học kết thúc để đảm bảo bạn đạt được mục tiêu IELTS của mình.
Có thể thấy, nghề giáo viên ngày nay đầy thách thức, đòi hỏi sự đa nhiệm và linh hoạt để đối mặt với những yêu cầu đa dạng của học sinh và môi trường giáo dục hiện đại. Nhận thấy vấn đề đó, YSchool luôn lắng nghe ý kiến và đánh giá kết quả của các học viên để xây dựng một chương trình học tốt nhất dành cho các bạn trẻ. Cuối cùng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, YSchool xin kính chúc những điều tốt đẹp nhất đến với các Quý thầy cô giáo trong chặng đường sắp tới.