Nhận diễn lỗi và sửa lỗi câu bị động
Hôm nay YSchool sẽ chia sẻ thêm về những lỗi thường gặp khi sử dụng cấu trúc bị động.
Nhận diễn lỗi và sửa lỗi câu bị động
Những lỗi này thường được chia thành 2 nhóm chính: Lỗi về cấu trúc và cách dùng từ và Lỗi về ngữ cảnh (câu đúng về cấu trúc nhưng không phù hợp về ngữ cảnh).
Những lỗi phổ biến mà người Việt thường mắc khi sử dụng câu bị động bao gồm:
1. Nhầm lẫn giữa các đối tượng trong câu bị động.
Lỗi này chủ yếu đến từ:
– Sự ảnh hưởng của tiếng Việt. Trong tiếng Việt, có nhiều từ mà trong văn nói hàng ngày ta hay thêm từ “được” vào trước, ví dụ như “được nhận”, “được thấy”, từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn khi sử dụng những động từ tương ứng trong tiếng Anh.
– Bản thân người viết/ nói không xác định được rõ các đối tượng trong câu.
Trong quá trình chấm bài, mình thấy có rất nhiều bạn học viên diễn đạt theo hướng sau:
– Tôi được nhận tiền lương vào ngày hôm qua => I was received my salary yesterday.
– Tôi được thấy Chi Pu lần đầu tiên 2 năm trước => I was first seen Chi Pu two years ago.
– Tôi được làm công việc yêu thích của mình => I am done my favourite job.
3 câu trên sai cấu trúc câu bị động do người nói nhầm lẫn giữa các đối tượng “I”, “salary”, “Chi Pu”, “job” trong câu, đồng thời vẫn để thành phần tân ngữ sau động từ của câu.
- Đối với bài thi IELTS, lỗi này thường xuất hiện ở thí sinh ở band 5.0 trở xuống do ở trình độ này, thí sinh thường có xu hướng viết/ nói theo cách dịch word-word mà chưa chú ý nhiều đến những đặc điểm ngữ pháp của câu.
=> Cách sửa: Xác định rõ vai trò của người/ vật thực hiện hành động trong câu (VD: khi nhận lượng, ta thường CHỦ ĐỘNG thực hiện hành động nhận, còn lương là cái ĐƯỢC nhận bởi chúng ta; hoặc khi làm công việc yêu thích, ta CHỦ ĐỘNG làm hoặc công việc ĐƯỢC làm bởi chúng ta).
Những câu trên có thể được sửa lại như sau:
- I received my salary yesterday. (Nhận lương là phải chủ động nha mấy bạn).
- I first saw Chi Pu two years ago.
- I do my favourite job.
2. Sử dụng nội động từ (intransitive verb) cho câu bị động
Một lỗi phổ biến khác trong việc sử dụng câu bị động là việc sử dụng các nội động từ. Về cơ bản, nội động từ là những từ không có tân ngữ theo sau và vì vậy không thể viết ở dạng bị động (vì câu bị động yêu cầu đưa tân ngữ lên thành chủ ngữ của câu).
Một số ví dụ về câu mắc lỗi này:
- John Cena was appeared in his own TV series.
- The number of Tiktok users has been risen over the years.
=> Cách sửa: Đối với những động từ bản thân người viết chưa biết rõ nghĩa, tra trên các từ điển như Cambridge hoặc Oxford, nếu thấy ở phía dưới động từ có ký hiệu [I] thì đó là nội động từ.
Viết tất cả các câu chứa động từ ở dạng này thành câu chủ động.
Sửa lại các câu trên:
- John Cena appeared in his own TV series.
- The number of Tiktok users has risen over the years.
Các bạn hãy chia sẻ bài viết của YSchool để bạn bè cùng học kiến thức hữu ích nhé!
TRUNG TÂM ANH NGỮ YSCHOOL
YSchool – Trung tâm Anh ngữ luyện thi IELTS Online và Offline uy tín
Cam kết nâng 1 band điểm chỉ sau 42 giờ học!
- Địa chỉ: Toà nhà An Group, DD17 Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP. HCM
- SĐT/Zalo: 0703032947
- Website: https://yschool.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Yschool.edu.vn
Xem thêm