Phát âm không chuẩn liệu có thể đạt điểm cao trong IELTS Speaking?
Kỳ thi IELTS một trong những kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh phổ biến và uy tín nhất trên thế giới. Để đạt được điểm cao trong kỳ thi này, thí sinh cần phải nắm vững cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Trong đó, phần thi Speaking thường gây ra nhiều lo lắng cho thí sinh, đặc biệt là về vấn đề phát âm. Vậy, liệu phát âm không chuẩn có ảnh hưởng đến khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu chí chấm điểm phần thi IELTS Speaking
Đối với phần thi Speaking, thí sinh sẽ được BGK chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí:
- Pronunciation – Phát âm chuẩn
- Fluency – Sự chôi chảy, mạch lạc
- Lexical Resources – Khả năng sử dụng từ ngữ
- Grammar range and accuracy – Đa dạng ngữ pháp và độ chính xác
Trong đó, Pronunciation và Fluency được xem là yếu tố quan trọng nhất nhì trong phần thi này vì thí sinh có thể tạo ra được ấn tượng đầu tiên với giám khảo về khả năng trình bày của bản thân. Cụ thể hơn, 2 tiêu chí này sẽ được đánh giá dựa trên:
- Nguyên âm và phụ âm được phát âm chính xác
- Nhấn đúng trọng âm
- Trình bày có ngữ điệu và nhịp điệu phù hợp, không nói quá chậm hoặc quá nhanh.
- Nội dung nói mạch lạc, liên kết với nhau về mặt thông tin và hình thức.
- Cung cấp thông tin đủ dài trong câu trả lời.
Mỗi tiêu chí sẽ nhận được số điểm từ 0 đến 9, sau đó giám khảo sẽ lấy điểm trung bình tổng để cho ra số điểm cuối cùng của bài thi Speaking. Vậy nên, việc phát âm không chuẩn cũng có thể ảnh hưởng một phần nào đó về điểm số của bạn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, trừ khi bạn đang hướng đến band 9 (band điểm cao nhất), bạn không cần phải đạt đến độ hoàn hảo về tất cả. Với mỗi tiêu chí chấm thi, bạn hãy cố gắng tập trung vào những yếu tố nhất định mà bạn cảm thấy bạn đang làm tốt nhất để có thể tối ưu hoá điểm thi IELTS Speaking.
Chiến lược cải thiện điểm số dù phát âm không chuẩn
Hiểu rõ phần thi Speaking
Trước khi bạn muốn cải thiện điểm số của mình, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ các nội dung sẽ xuất hiện trong phần thi Speaking và lên kế hoạch, chiến lược để “giải quyết triệt để” chúng. Vậy, “giải quyết triệt để” là làm như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu đủ về các nội dung sẽ xuất hiện trong phần thi, bạn hãy tìm hiểu những điều kiện, mong muốn mà ban giám khảo đặt ra cho thí sinh, từ đó bạn đưa ra “hướng đi”, cách giải quyết cụ thể cho từng dạng câu hỏi của từng phần thi trong Speaking sao cho hiệu quả nhất.
Bình tĩnh và tự tin
Sợ hãi và thiếu tự tin là tâm lý chung của thí sinh trước khi bước vào phòng thi, tuy nhiên, tâm lý này chính là nguyên nhân chính dẫn đến thí sinh gặp phải sự khó khăn trong việc lên ý tưởng và trình bày chúng một cách trôi chảy.
Tuy nhiên, bạn hãy ngẫm nghĩ xem, ngay cả ban tổ chức lẫn ban giám khảo đều muốn tạo cho bạn một không gian thi thoải mái nhất có thể với việc bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản về sở thích; gia đình; nơi bạn sống;… Vậy, điều gì khiến bạn sợ hãi trong khi ngay cả “những người quyết định” còn mong muốn bạn có thể thể hiện hết sức mình thông qua việc giữ bình tĩnh và thoải mái xuyên suốt buổi thi?
Bên cạnh đó, để giữ sự bình tĩnh trong khi trả lời câu hỏi, bạn nên sử dụng những cụm từ mà bản thân quen thuộc nhất để trả lời câu hỏi, đừng tự làm khó mình và làm mất điểm với những câu nói dài, từ vựng khó mà bản thân bạn không chắc chắn dẫn đến việc câu từ lan man, bản thân bạn cũng không biết bạn đang nói những gì và sinh ra cảm giác căng thẳng.
Không ngại hỏi lại ban giám khảo nếu chưa rõ câu hỏi
Có không ít thí sinh trong giờ thi vẫn chưa “load” được thông tin về câu hỏi mà ban giám khảo đặt ra cho họ, thông thường, cách xử lý của họ sẽ là thốt ra những từ ờ, ừm, đảo mắt liên tục và chờ đợi ban giám khảo đặt lại câu hỏi. Đây là một hành động khá dễ hiểu và có thể là phần lớn mọi người đều đã trải qua. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng thí sinh hoàn toàn có thể hỏi lại ban giám khảo về phần câu hỏi mà họ đã đặt ra cho bạn bằng cụm từ “Sorry, can you repeat the question?”. Việc chủ động nhờ ban giám khảo đặt lại câu hỏi giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tạo được ấn tượng tốt hơn thay vì chờ đợi họ lặp lại câu hỏi dành cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn không hiểu câu hỏi hoặc một cụm từ thuộc câu hỏi mà ban giám khảo đưa ra, bạn cũng hoàn toàn có thể nhờ họ giải nghĩa.
Ví dụ: Ban giám khảo hỏi: “Are there any occasions when reading at speed is a useful skill?”
Nếu bạn không hiểu câu hỏi này, bạn có thể hỏi lại bằng cách: “Excuse me, I’m not sure what you mean” hoặc “Sorry, can you explain what (X) means?”
Bằng cách này, ban giám khảo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về nghĩa của câu hỏi, chắc chắn là bằng tiếng Anh nhưng họ sẽ cố gắng diễn giải một cách dễ hiểu. Bạn cũng hoàn toàn có thể yêu cầu ban giám khảo nói to hơn, nhỏ hơn, chậm hoặc nhanh hơn tuỳ theo trình độ của bạn, làm cách nào đó để bạn có thể đảm bảo rằng cách đặt câu hỏi của ban giám khảo không gây ảnh hưởng đến điểm số của bạn.
Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn chỉ nên làm việc này 1-2 lần trong buổi thi để đảm bảo giám khảo không trừ điểm bạn. Nếu bạn thực hiện nó đến lần thứ 3 thứ 4, thì có thể giám khảo sẽ bắt đầu nghi ngờ về trình độ cũng như sự tập trung của bạn dành cho buổi thi đó.
Trả lời đúng trọng tâm
Khác với tiếng Việt, việc trình bày trong tiếng Anh không đánh giá cao việc mở bài gián tiếp và liên kết sang các chủ đề khác. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề được ban giám khảo đặt ra ngay từ câu đầu tiên thay vì lan man từ vấn đề A, liên kết chúng với vấn đề B và suy ra vấn đề C – vấn đề được hỏi. Đây không phải là một chiến lược làm bài đúng đắn và bạn có thể bị mất điểm nếu trình bày một cách lan man như vậy. Hãy đảm bảo trình bày câu một cách súc tích, có sự liên kết và logic giữa các câu.
Trả lời cụm từ chính một cách đầy chiến lược
Nếu bạn gặp phải một số câu hỏi khó nhưng chưa có ý tưởng để trả lời, bạn có thể chèn một số câu như “Hmm, that’s an interesting question…” để có thêm thời gian suy nghĩ. Việc này giúp bạn giảm bớt thời gian trống khi suy nghĩ mà không bị ban giám khảo trừ điểm.
Lời kết
Nhìn chung, nếu bạn phát âm không chuẩn thì bạn vẫn có thể đạt được điểm cao. Tuy nhiên, đừng quên rằng phát âm cũng là một trong những tiêu chí chấm điểm của ban giám khảo, vậy nên nếu bạn muốn đạt 8.0+ IELTS, bạn hãy cố gắng cải thiện kỹ năng phát âm của mình. YSchool chúc bạn thành công trên hành trình cải thiện phát âm của mình nhé!
>> Thi IELTS liên tục liệu có thể tăng band điểm?
>> Top 10 câu lạc bộ luyện tiếng Anh “đỉnh” nhất TP.HCM
>> Những sai lầm phổ biến khiến thí sinh không thể nâng band điểm IELTS
YSchool – Trung tâm Anh ngữ luyện thi IELTS Online và Offline uy tín
Cam kết nâng 1 band điểm chỉ sau 42 giờ học!
SĐT/Zalo: 0703032947
Website: https://yschool.edu.vn/