9 cấu trúc câu bị động đặc biệt trong Tiếng Anh mà bạn nên biết

9 cấu trúc câu bị động đặc biệt trong Tiếng Anh mà bạn nên biết

Trong tiếng Anh, việc hiểu và nắm kĩ kiến thức của các chủ điểm ngữ pháp là điều cần thiết. Câu bị động là một cấu trúc câu quan trọng, nếu hiểu rõ và sử dụng câu bị động một cách linh hoạt sẽ giúp bạn mở rộng khả năng diễn đạt ý trong văn nói và văn viết. Dù câu bị động giúp tăng tính linh hoạt và đa dạng trong biểu đạt, nhưng việc sử dụng đúng và hiệu quả vẫn cần sự nhạy bén và thực hành. Một trong những thách thức lớn nhất là thí sinh không thể nhận biết và phân biệt các cấu trúc câu bị động. Vậy nên, trong bài viết này, hãy cùng YSchool khám phá và thảo luận về 9 cấu trúc câu bị động đặc biệt quan trọng mà bạn nên biết khi học tiếng Anh.

Câu bị động là gì?

Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật nhận hoặc chịu tác động của hành động từ người khác hoặc vật khác. Điểm ngữ pháp này được dùng khi ta muốn nhấn mạnh chủ ngữ (người hoặc vật) phải chịu ảnh hưởng hoặc tác động.

Cấu trúc câu bị động

Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ và tân ngữ đổi vị trí đứng cho nhau. 

Khi đó động từ trong câu sẽ thay đổi thành dạng bị động “be +V3/-ed”.

Đối với thể khẳng định, công thức câu bị động có cấu trúc chung như sau

E.g: Active: She wrote a letter. 

  → Passive: A letter was written by her.

Đối với câu hỏi câu bị động, các bạn có thể áp dụng theo công thức sau

E.g: Active: Did she write that letter? 

 → Passive: Was that letter written by her?

Cấu trúc câu bị động ở các thì trong tiếng anh

Các câu bị động đặc biệt

Câu bị động đặc biệt có 02 tân ngữ

Câu bị động có 2 tân ngữ là trường hợp thường xuất hiện của dạng câu bị động đặc biệt. Có 2 loại tân ngữ bao gồm tân ngữ trực tiếp (Od)tân ngữ gián tiếp (Oi). Trong đó tân ngữ trực tiếp là sự vật, sự việc bị trực tiếp tác động hay có mối liên hệ chặt chẽ với động từ chính. Còn tân ngữ gián tiếp không phải chịu tác động trực tiếp từ động từ chính và mối quan hệ chỉ ở mức tương đối. 

Thông thường, bạn sẽ gặp những động từ như: give ,send ,buy ,show , get.

E.g.: I sent her a letter. ( Tôi đã gửi một lá thư cho cô ấy.)

                   Oi      Od

She was sent a letter by me. ( Cô ấy đã được tôi gửi một lá thư.)

A letter was sent to her. (Một lá thư đã được gửi đến cô ấy.)

Câu bị động “kép” 

 Câu bị động “kép” hay còn được biết đến là câu bị động với mệnh đề “that”. Khi câu có mệnh đề “That” làm tân ngữ và đi kèm cùng các động từ: Agree, allege, assume, hope, believe, claim, consider, estimate, expect, feel, find, know, report, rumor, say, think, understand, bạn hãy áp dụng công thức sau:


  E.g: Everyone knows that she teaches him English.

→ She is known to teach him English.

→ It is known that she teaches him English.

Câu bị động dựa trên cấu trúc “Nhờ vả ai đó làm gì”

Khi nhờ vả hoặc yêu cầu người khác làm việc gì cho mình, bạn có thể sử dụng động từ “have” và “get” cùng cấu trúc sau:

E.g: I have Ms.Kim bake my cake. → I have my cake baked by Ms. Kim.

        She gets her hairdresser to dye her hair. → She gets her hair dyed by her hairdresser

Câu bị động với động từ chỉ giác quan

Khi câu chủ động có những động từ thể hiện giác quan (verb of perception) bao gồm các từ như: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), bạn hãy áp dụng cấu trúc sau:

E.g.: They saw people strolling down the street.

    → People were seen strolling down the street.

Câu bị động có động từ theo sau bởi V-ing

Nếu theo sau động từ là một động từ dạng V-ing, trường hợp đặc biệt của câu bị động có thể được chuyển đổi theo công thức sau: 

Các động từ được áp dụng trong dạng câu này: love, like, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, admit, involve, deny, avoid, regret, mind…

E.g: I don’t mind you opening the window.

→ I don’t mind the window being opened.

Câu bị động mệnh lệnh

Đối với những câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “it’s”, cấu trúc câu bị động đặc biệt sẽ có dạng như sau:

E.g: It’s your duty to lead this team.

→ You are supposed to lead this team.

E.g: It’s necessary to solve this problem.

→ This problem should be solved. 

Đối với những câu mệnh lệnh thức (Verb + O)

E.g: Turn on the TV, please! 

→ The TV should be turned on.

Câu bị động với động từ Make/ Let

Sau hai động từ “Make” và “Let”, hầu hết các động từ đều ở dạng nguyên mẫu không chia. Vì thế, khi chuyển sang dạng bị động, bạn hãy sử dụng công thức sau:

E.g.: My teacher makes me do homework alone. 

→ I am made to do homework alone.

My mom never let me stay at home alone. 

→ I am never allowed to stay at home alone.

Câu bị động của 7 động từ đặc biệt

Đối với các động từ đặc biệt gồm: suggest, require, request, order, demand, insist, recommend, bạn có thể áp dụng cấu trúc sau:

E.g: My parents suggested that the children (should) take the exam early.

→ It was suggested that the exam should be taken early.

→ It was suggested that the exam be taken early.

Câu bị động với chủ ngữ giả “it”

E.g: It is impossible for us to take the test in 10 minutes!

It is impossible for the test to be taken in 10 minutes!

Lời kết

Nắm vững và thành thạo câu bị động sẽ là bước tiến quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tiếng Anh của bạn. Đừng quên dành thời gian để thực hành và làm quen với các cấu trúc trên thông qua việc làm bài tập hàng ngày. Chúc bạn thành công trên con đường khai phá tiếng Anh.

>> 05 CÁCH SỬ DỤNG CÂU ĐIỀU ƯỚC  “IF ONLY/ WISH” TRONG TIẾNG ANH

>> CÁCH SỬ DỤNG CÂU ĐIỀU KIỆN (CONDITIONAL SENTENCES) TRONG TIẾNG ANH


YSchool – Trung tâm Anh ngữ luyện thi IELTS Online uy tín

Cam kết nâng 1 band điểm chỉ sau 42 giờ học!

SĐT/Zalo: 0703032947

Website: https://yschool.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Yschool.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0703032947
0703032947
Chat Facebook
Chat Facebook
Chat Zalo
Chat Zalo
Đăng ký tư vấn
Đăng ký